Cách làm đất trồng rau
Công ty chúng tôi xin giới thiệu cách làm đất trồng rau trong khay nhựa, thùng xốp và cách bón phân tưới nước để đạt hiệu quả nhất như sau:
1. Cách làm đất trồng rau với các loại đất vườn, đất phù sa khi trồng rau trong thùng xốp
Đất vườn, đất phù sa là loại đất nghèo dinh dưỡng vì vậy khi trồng rau trong thùng xốp cần có sự kết hợp bón thêm một số phân vô cơ như Urê, Dap, Lân, NPK trong những giai đoạn sinh trưởng ban đầu của rau trồng giúp rau mau lớn, cùng với thời gian cách ly đúng theo yêu cầu cũng cho thu hoạch rau sạch an toàn.
Trước khi trồng rau bằng đất vườn, đất phù sa nên băm nhỏ đất để tạo độ tơi xốp
Cách làm đất trồng rau
Đất phù sa, đất vườn cần phải được băm nhỏ (làm nhỏ) tơi xốp sau đó đổ vào thùng xốp độ dầy khoảng từ 20cm trở lên. Gieo hạt mật độ thưa và tưới nước hàng ngày. Từ 25 – 30 ngày có thể cho thu hoạch rau. Tuy nhiên đất phù sa bị dí đất (hay còn gọi là chai đất) khi trồng rau cần phải thường xuyên dùng xẻng bới đất lên cho đất tơi xốp rễ cây mới phát triển. Nếu phối trộn thêm đất Tribat dinh dưỡng có độ mùn và hữu cơ sẽ làm cho đất thông thoáng khí không cần phải làm tơi xốp đất thường xuyên. Tỷ lệ pha trộn thích hợp nhất là 1:1
Cách bón phân để thu hoạch rau an toàn
Bón phân vô cơ nên thực hiện lần đầu khi cây rau còn nhỏ khoảng 4-5 cặp lá thật, chia mỗi đợt có 3 lần bón như sau:
– Trước tiên bón phân lân với liều lượng 2 muỗng cà phê nhỏ pha 10 lít nước tưới cho rau
– 3 ngày sau bón phân urê với liều lượng 1 muỗng càphê trong 10 lít nước
– Tuần sau bón DAP hay NPK 16.16.8 với liều lượng 1 muỗng cà phê rải xung quanh gốc rau, sau đó cho thêm ít giá thể hay đất trồng rau vào mặt chậu để rễ rau không lộ lên trên.
Lưu ý : bón phân vô cơ nên làm buổi chiều mát sau khi tưới nước và đợi khô nước trên lá.
Tùy vào thời điểm cắt thu hoạch mà có thời gian cách ly an toàn, thường bón phân vô cơ trước khi cắt rau là 10 -14 ngày, khi cắt xong có thể bón thêm một đợt phân vô cơ như trên, nếu cây rau đã lớn thì tăng gấp đôi liều lượng phân vô cơ.
Dùng phân bón lá cho rau trồng tại nhà
Phân bón lá cũng cần thời gian cách ly như khuyến cáo nhà sản xuất, tuy nhiên chỉ dùng phân bón lá khi gặp trời mưa kéo dài, khi cây rau bị vàng lá do nhiễm bệnh, hay khi rau còn nhỏ cần bổ sung thêm dinh dưỡng vi lượng cho rau trồng mau lớn.
Phân bón lá dùng cho rau thường dùng phân 30.10.10, K-Humat, Vitamin B1, Atonik, ra rễ mầm chồi…
2. Cách làm đất trồng rau với đất sạch dinh dưỡng chuyên trồng rau Tribat
Dùng đất sạch Tribat trồng rau không bị nén đất không cần bón phân khi trồng rau
Đổ đất sạch dinh dưỡng Tribat vào khay, chậu hoặc thùng xốp độ dày từ 15cm trở lên. Sau đó gieo hạt mật độ thưa và tưới nước hàng ngày. Sau 25 – 30 ngày có thể thu hoạch rau.
Đất sạch dinh dưỡng chuyên trồng rau Tribat là đất đã phối trộn đầy đủ các thành phần. Thành phần chính là phân trùn, tảo biển các nguyên tố trung và vi lượng nên đã đầy đủ dinh dưỡng khi trồng rau không cần bón thêm phân.
Đất sạch Tribat là thành phần hữu cơ, tơi xốp sạch mầm bệnh giúp cải tạo đất phù sa, đất bạc mầu làm đất thông thoáng. Nếu trồng rau bằng đất Tribat thì ít nhất trong 2 lứa đầu tiên thì không cần bón phân. Sau đó có thể bổ sung thêm đất Tribat mới để trồng rau tiếp hoặc có thể bón thêm phân cho rau theo quy trình bón phân ở trên
3. Cách tưới nước cho rau
Tưới nước phải tùy vào thời tiết, nếu trời nắng quá gắt nên tưới nhiều lần trong ngày, có thể từ 2-3 lần không để khay rau bị khô héo hay thiếu nước sẽ làm rau chậm lớn. Nếu trời mưa thì tưới một lần vào sáng sớm và tránh để nước mưa rơi trực tiếp làm dập hư lá rau trồng.
Lưu ý: Nên trồng rau ở nơi có đầy đủ ánh sáng để cây cứng cáp và cho lá to. Nếu cây ít ánh sáng sẽ mau già, còi cọc và bị vàng lá.
Địa chỉ mua đất trồng rau, trồng cây và vật dụng cần thiết để trồng một vườn rau sạch
Cơ sở sản xuất và phân phối tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – Chuyên cung cấp đất trồng rau, hạt giống rau, khay chậu nhựa trồng rau.
Chi tiết liên hệ: 04.6260.45.48 – 043.640.1781 (Ext: 114)
0934.666.201 – 043.6687283
Hoặc tới trực tiếp Văn phòng công ty: Số 17A Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội
https://tuivaitrongcay.vn/ – http://facebook.com/tuivaitrongcay.vn/